Tư vấn áp dụng hệ thống quản lý tài sản, quản lý kho hàng bằng thẻ tem từ UHF

13-07-2016, 10:26 pm

Công nghệ thông tin không còn là xu hướng để bàn và thảo luận như cách đây hơn 10 năm trước mà thực sự cho đến nay nó được coi như là nền tảng và điều kiện tiên quyết và mặc định cần phải có của bất cứ mô hình tổ chức hay bất kỳ giải pháp quản lý nào, được quan tâm  hàng đầu như là những thành phần cơ bản để tạo dựng và vận hành một hệ thống. Hơn thế nữa, Mô hình internet của vạn vật hay được viết tắt là IoT (internet of things) cũng đang trở thành những chủ đề được quan tâm hàng ngày và được trao đổi thảo luận tại hầu khắp các trang mạng hay các ứng dụng CNTT mới hiện nay.

 

Cùng chung xu thế IoT đó, Công nghệ nhận dạng qua sóng radio - RFID (Radio Frequency Identification) được coi là một trong những nền tảng ứng dụng của IoT, khi mà các dữ liệu được lưu trữ trên nền tảng cloud/server và các điểm truy cập và sử dụng như những trạm dịch vụ dễ dàng truy xuất dữ liệu từ xa mà không cần bất kỳ việc thao tác cài đặt thêm tại các điểm hay các máy trạm. 

 

Công nghệ RFID được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực và rất đa dạng nó phát sinh theo xu thế phát triển của xã hội, nảy sinh trong quá trình quản lý điều hành, trong cuộc sống hàng ngày và theo một xu thế tất yếu là cần phải tối ưu tự động hóa, giảm thiểu chi phí vận hành và  góp phần tạo nên một xã hội thông minh hơn. Ứng dụng quản lý tài sản, quản lý kho sử dụng công nghệ RFID đang được nhiều sự quan tâm bởi những ưu thế của công nghệ RFID và những bất cập nảy sinh trong quá trình sử dụng các hệ thống cũ hiện nay. 

 

Công nghệ RFID phát triển không phải là sự thay thế tiếp nối của công nghệ nhận dạng bằng mã vạch truyền thống, mà nó như là một công nghệ bổ trợ, song hành, bù lấp những khoảng trống hay những hạn chế mà công nghệ nhận dạng bằng mã vạch đang được sử dụng. Với mỗi một ứng dụng khác nhau, từng loại công nghệ đó sẽ phát huy tối đa những ưu điểm vốn có để đem lại những hiệu quả và lợi ích lớn hơn nữa cho xã hội. Ở phạm vi nói chung, công nghệ nhận dạng bằng mã vạch đang được áp dụng phổ biến rộng rãi và hiệu quả cho các ứng dụng quản lý kho, quản lý tài sản công cụ và rất nhiều ứng dụng khác. Tuy nhiên, xã hội ngày càng đi lên và phát triển, đòi hỏi của người dùng cũng thay đổi và phát triển lên một tầm cao khác mà nhiều trường hợp công nghệ nhận dạng bằng mã vạch chưa đáp ứng được. Khi đó, công nghệ nhận dạng bằng sóng Radio - RFID sẽ phát huy và tỏ ra vượt trội, đem lại những kết quả rất khác biệt mà các công nghệ nhận dạng truyền thống không thể có được.

 

Một đặc điểm quan trọng mà chúng ta dễ dàng thấy được ở công nghệ nhận dạng mã vạch và qua sóng radio (RFID) đó là công nghệ mã vạch là đối tượng được đọc phải ở trong tầm quan sát, đúng quy cách để đọc được và tầm xa đọc được của thiết bị đọc, ngoài khoảng đó sẽ không thể đọc mà phạm vi đọc mã vạch khá hạn chế từ vài centimet tới hơn hai ba chục centimet là tối đa. Ngược lại, công nghệ qua sóng Radio RFID thì khác hẳn so với công nghệ mã vạch khi mà đối tượng được đọc có thể không cần thiết phải trong tầm quan sát được của thiết bị đọc và khả năng đọc được đối tượng có thể lên tới hàng chục mét. Một đặc điểm nữa mà các bạn cũng nhận biết được đó là công nghệ mã vạch chỉ đọc được đối tượng một cách tuần tự lần lượt chứ không đọc hàng loạt tự động, ngược lại công nghệ RFID thì có khả năng đọc tới hàng trăm đối tượng trong cùng thời điểm, điều này giúp cho công nghệ RFID gia tăng tốc độ đọc và khả năng làm việc hiệu suất rât cao.

 

Ngoài ra, cũng cần lưu ý thêm rằng để đọc mã vạch thì người sử dụng cầm đầu đọc và đọc trực tiếp lên mã vạch của đối tượng cần đọc và biết chắc chắn là có đọc được hay không, công nghệ mã vạch hầu như không ảnh hưởng bởi chất liệu để in ra mã vạch, nó có thể là bằng giấy, bằng nilon, polyester, thép, nhựa...miễn sao các mã vạch được in ra đáp ứng quy chuẩn của GS1 cho từng loại mã vạch, tất nhiên không phải in kiểu gì cũng có thể đọc tốt được. Ngược lại, công nghệ RFID lại dễ bị ảnh hưởng khi mà không lựa chọn đúng loại thẻ / tem RFID để gắn lên đối tượng, không tìm hiểu kỹ những vật hoặc môi trường có thể ảnh hưởng tới khả năng đọc được và hoạt động tốt của đầu đọc. Chính vì vậy, áp dụng công nghệ RFID vào quản lý tài sản quản lý kho cần một sự làm việc nghiêm túc, bài bản, lâu dài cũng như cần một đối tác kinh nghiệm và am hiểu lĩnh vực.

 

Còn nhiều đặc điểm công nghệ chuyên sâu của mã vạch và RFID, các bạn có thể tự tìm hiểu dễ dàng. Tuy nhiên với một vài sự khác biệt cơ bản trên sẽ giúp các bạn dễ dàng hình dung hơn về khả năng áp dụng công nghệ mã vạch và RFID vào quản lý tài sản và quản lý kho mà trong bài này chỉ giới hạn tại ứng dụng đó.

 

Chúng tôi xin gợi ý một số thành phần cơ bản trong giải pháp quản lý kho và quản lý tài sản bằng thẻ nhãn, tem từ RFID (Tem từ HF, UHF) như sau:

 

+ Đầu đọc cố định RFID (HF hoặc UHF)

+ Đầu đọc cầm tay RFID (HF, UHF, kết hợp với barcode...)

+ Thẻ, tem nhãn RFID (HF hoặc UHF)

+ Phần mềm quản lý kho/quản lý tài sản.

+ Thiết bị mã hóa thẻ

 .....

 

Một số thiết bị tiêu biểu:

 

1. Tem từ UHF:

 

 

Tem từ UHF cho tài sản bằng kim loại hoặc vật có từ tính:

 

 

 

 

2. Đầu đọc cố định UHF

 

  

 

 

3. Đầu đọc RFID cầm tay di động:

 

 

 

 

4. Thiết bị đọc ghi thẻ tem từ để bàn và phụ kiện khác:

 

 

 

Tin tức liên quan
DMCA.com Protection Status
Yêu cầu gọi lại

Xin chào,

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi gọi lại cho bạn sớm nhất.

Gọi hotline: 0904190900