Chọn mua đầu đọc RFID bluetooth, Audio Jack 3.5mm, RFID Handheld cho kiểm kê tài sản

27-09-2020, 12:10 am

Việc kiểm kê tài sản như máy móc, thiết bị và công cụ sản xuất được triển khai định kỳ thường xuyên nhằm đánh giá, thống kê và nắm bắt chính xác về số lượng các tài sản công cụ cũng như tình hình sử dụng, vị trí các tài sản và các thông tin khác,  nhằm cung cung cấp cho các cấp quản lý khi cần thiết. Bằng việc áp dụng công nghệ RFID trong quản lý tài sản, thay dần cho công nghệ mã vạch truyền thống thì RFID đang tỏ ra ưu thế hơn hẳn về mọi mặt cho người quản lý. Tuy nhiên, với tâm lý áp dụng công nghệ RFID sẽ cao hơn nhiều so với công nghệ mã vạch thì các đơn vị triển khai ứng dụng RFID trong thực tế còn chưa phổ biến rộng rãi. Một trong những nguyên nhân dẫn đến bài toán đầu tư còn cao đó là do sự lựa chọn thiết bị đọc RFID trong ứng dụng kiểm kê tài sản chưa hợp lý, chưa phù hợp cho nhu cầu sử dụng cụ thể của khách hàng, tính năng thiết bị chưa phát huy hết trong khi có nhiều phương án thay thế với chi phí thấp hơn.

 

 

 

 

 

Áp dụng công nghệ RFID trong kiểm kê tài sản song hành cùng công nghệ mã vạch là những phương thức hiệu quả để thực hiện các mục đích kiểm kê tài sản định kỳ cho mọi loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác nhau. Công nghệ RFID với tính chất không cần tiếp xúc trực tiếp hoặc ko cần phải quét mã trực tiếp trên đối tượng, với một khoảng cách phù hợp thì người sử dụng có thể dễ dàng ghi nhận và định danh được tài sản cần kiểm kê hoặc tìm kiếm.

 

 

 

 

 

 

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, để lựa chọn thiết bị và phụ kiện cho áp dụng kiểm kê bằng RFID, có 3 vấn đề cần quan tâm nhất khi cân nhắc áp dụng kiểm kê, đó là: Lựa chọn công nghệ tần số RFID nào, Sử dụng thiết bị cầm tay  RFID handheld nào và Lựa chọn tem nhãn / tag / thẻ RFID như nào cho phù hợp nhất với tài sản cần kiểm kê .3 vấn đề này khi xác định đúng sẽ giúp các tổ chức có được những hạng mục thiết bị phụ kiện với chi phí phù hợp tối ưu nhất cho hệ thống giải pháp quản lý kiểm kê, đồng thời sẽ đem lại hiểu quả thực sự khi áp dụng công nghệ RFID. Bên cạnh các chi phí cần phải đầu tư khác như phần mềm, hạ tầng mạng thì các chi phí như tem nhãn / tag rfid là những chi phí lớn, quan trọng và phải mua thường xuyên hoặc được khấu hao định kỳ. 

 

 

 

Với công nghệ RFID có nhiều tần số để lựa chọn trong việc quản lý kiêm kê và quản lý tài sản như LF 125khz, HF 13.56MHz, UHF 902-928MHZ, RTLS 2.4GHz...Một số tổ chức khi đặt vấn đề áp dụng RFID vào quản lý tài sản thường không hiểu rõ sự khác nhau, đặc điểm, tác dụng và cách hoạt động ứng dụng của từng loại tần số trên dẫn đến việc có thể nhầm lẫn về việc chon lựa công nghệ tần số RFID nào cho phù hợp với đặc thù của tổ chức đó. Việc lựa chọn tần số RFID nào phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu quản lý, loại tài sản cần kiểm kê theo dõi, mục tiêu cần đạt được của bài toán kiểm kê tài sản...Thông thường tần số RFID HF 13.56Mhz và UHF 902-928MHz thường được áp dụng phổ biến trong các giải pháp quản lý tài sản và kiểm kê nói chung. Khi lựa chọn đúng loại công nghệ RFID sẽ giúp việc ra quyết định đúng cho hàng loạt các lựa chọn về sau như loại thiết bị đọc và ghi, loại tem nhãn và các hệ thống phụ trợ RFID đi kèm. Có những bài toán chỉ cần dùng tần số HF là phù hợp và có những bài toán phải dùng UHF mới tối ưu được kết quả mong muốn. Để xác định được loại tần số RFID nào có thể phù hợp cho tổ chức, chúng tôi thường song hành, chia sẻ những thông tin giải pháp công nghệ và những bài toán thực tế để cùng khách hàng mô tả cung cấp đầy đủ các yêu cầu, mong muốn từ đó sẽ ra lựa chọn được loại tần số RFID phù hợp nhất.

 

 

 

 

 

 

 

Sau khi có được quết định sử dụng loại tần số RFID nào sẽ được sử dụng trong hệ thống thì việc cân nhắc về các thiết bị đọc, ghi RFID sẽ thuận tiện và dễ dàng. Tuy nhiên, đối với các thiết bị đọc và ghi RFID thì cũng cần xác định rất rõ cách thức quản lý, quy trình vận hành và cân đối các tiêu chí như  ngân sách đầu tư, các ứng dụng có thể cần cài đặt, ngôn ngữ lập trình cho các thiết bị đọc ghi...Sẽ có nhiều tùy chọn thiết bị đọc ghi RFID cho nhiều nhu cầu khác nhau, điều quang trọng là bản thân tổ chức phải xác định ngay từ đầu về quy trình sử dụng, vận hành, quản trị khi áp dụng RFID trong tương lai thật chuẩn xác và nhất quán, từ đó sẽ ảnh hưởng tới việc chọn lựa loại thiết bị đọc ghi RFID cho phù hợp. 

 

 

 

 

 

 

Có những bộ thiết bị đọc ghi RFID cầm tay hoàn chỉnh bao gồm cả màn hình, hệ điều hành, tay cầm, pin, tích hợp sẵn khả năng đọc RFID (NFC, HF, UHF) và các tùy chọn mã vạch 1D/2D, có sẵn tùy chọn kết nối Wifi/3G/4G...Người sử dụng dễ dàng cài đặt các ứng dụng kiểm kê quản lý tài sản lên những bộ thiết bị này, tuy nhiên đi kèm với đó là việc đầu tư chi phí lớn, đồng thời khả năng bảo trì bảo hành cũng đòi hỏi các đơn vị chuyên nghiệp được ủy quyền của hãng và với chi phí sửa chữa bảo trì cao.

 

Bên cạnh đó, có các dòng thiết bị chỉ bao gồm khả năng đọc RFID cầm tay mà ko hỗ trợ cài đặt hệ điều hành, không bao gồm màn hình đi kèm. Khi đó, người sử dụng có thể dùng chính điện thoại smartphone có bluetooth hoặc qua cổng audio jack 3.5mm để kết hợp với thiết bị đọc RFID và tạo nên bộ sản phẩm hoàn chỉnh như những bộ sản phẩm đọc  RFID khác. Ngoài ra, 1 số dòng đầu đọc thẻ UHF bluetooth cũng hỗ trợ SDK cho các hệ điều hành Android, iOS để các nhà phát triển chủ động hơn trong việc tích hợp. Khi dùng những thiết bị này sẽ giúp khách hàng có được những hệ thống đọc RFID di động chi phí thấp mà vẫn cung cấp cho tổ chức hiệu quả  cao khi ứng dụng RFID trong kiểm kê và quản lý tài sản.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quý vị cũng có thể sử dụng đầu đọc UHF Bluetooth mới hơn như sau, cho phép linh hoạt nhiều cách sử dụng, tiện lợi và nhỏ gọn, dễ cầm và mang đi :

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đối với việc chọn lựa tem nhãn, tag, thẻ định danh RFID cho tài sản cũng rất mất thời gian bởi về tỷ trọng đầu tư tem nhãn/tag RFID trong tổng thể chi phí đầu tư thường chiếm tỷ lệ lớn hoặc rất lớn khi mà số lượng tài sản lên tới hàng trăm, triệu tài sản khác nhau và đặc biệt nếu bắt buộc phải sử dụng tem nhãn / tag RFID chỉ dùng 1 lần không tái sử dụng được thì con số chi phí cho tem nhãn / tag rfid sẽ bắt buộc các chủ đầu tư và các tổ chức phải cân nhắc rất kỹ lưỡng. Loại tem nhãn / tag rfid thường có sự khác nhau về hiệu năng sử dụng giữa các nhà cung cấp, những loại tem  nhãn / tag rfid đem lại hiệu quả tốt, khả năng đọc tin cậy thường có chi phí nhỉnh hơn so với loại thông thường. Việc lựa chọn tem nhãn / tag rfid nên được kết hợp với các đơn vị thật sự kinh nghiệm, chuyên sâu trong lĩnh vực RFID, cần thời gian để test và thử lại nhiều lần và chỉnh sửa customize cho tối ưu hơn... mới có thể giúp các tổ chức có được loại tem nhãn / tag rfid phù hợp, hiệu năng tốt và chi phí hợp lý.

 

 

 

 

 

 

 

Tin tức liên quan
DMCA.com Protection Status
Yêu cầu gọi lại

Xin chào,

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi gọi lại cho bạn sớm nhất.

Gọi hotline: 0904190900