THẺ MIFARE VÀ GIẢI PHÁP
THẺ KHÁCH HÀNG THÂN THIẾT vCusCard 1.0
(LOYALTY CUSTOMER CARD PROGRAM)
LỜI GIỚI THIỆU
“Khách hàng là thượng đế”. Đó là một câu nói được đúc kết từ xa xưa. Nó là một nền tảng quan trọng cho bất kì sự phát triển của một doanh nghiệp nào. Sự tồn tại của một doanh nghiệp không những gắn liền với sự phát triển sản phẩm, công nghệ, dịch vụ mà còn gắn liền với sự ổn định và phát triển về môi trường kinh doanh mà trong đó Khách hàng là nhân tố quyết định nhất.
Với sự phát triển không ngừng của đời sống xã hội, chuẩn mực sống của con người được đặt ra rất cao, nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và họ ngày càng có nhiều sự lựa chọn sản phẩm, dịch vụ khác nhau từ nhiều nhà cung cấp. Chính vì vậy, việc chăm sóc và quan tâm đến khách hàng đã được nhiều doanh nghiệp đặt ra. Thuật ngữ “Khách hàng thân thiết” đã được hình thành.
Trước những thực trạng trên, các doanh nghiệp, bằng những hình thức khác nhau, đều mong muốn mang lại cho khách hàng của họ những ưu đãi và sự quan tâm đúng mực. Chính sách “Thẻ khách hàng thân thiết” hay “Thẻ VIP” đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Bằng hình thức sử dụng thẻ, với những dịch vụ khác nhau, khách hàng được tích lũy điểm hoặc được chứng nhận thẻ để sử dụng các dịch vụ hoặc các sản phẩm miễn/giảm chi phí mà các doanh nghiệp cung cấp. Làm thế nào để có được một giải pháp “Khách hàng thân thiết” hiệu quả, không chỉ cho doanh nghiệp mà còn thuận lợi cho việc khai thác của khách hàng? Đây là vấn đề quan tâm hàng đầu, bởi hiệu quả của nó chính là một phần thành công trong công việc kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Với sứ mệnh “Phổ cập văn hóa dùng thẻ và văn hóa tự động”, nhằm chia sẻ những khó khăn của các doanh nghiệp trong việc quản lý, triển khai các chính sách về “Khách hàng thân thiết”, chúng tôi đã nghiên cứu, xây dựng và phát triển nên giải pháp “Thẻ Khách hàng thân thiết” vCusCard1.0. - Một giải pháp hoàn hảo cho việc triển khai hệ thống “Khách hàng thân thiết” của các doanh nghiệp.
THỰC TRẠNG
Hiện tại các chính sách khuyến mãi hoặc mua hàng giảm giá thông qua chương trình “Khách hàng thân thiết” của các doanh nghiệp hầu hết sử dụng thẻ. Khách hàng được cấp một thẻ và tùy thuộc vào dịch vụ sử dụng mà thẻ được áp dụng cho việc tích lũy điểm hay áp dụng cho việc nhận diện để xác nhận thông tin khách hàng và phục vụ cho chương trình “khách hàng thân thiết” thông qua những thông tin được tích lũy hay thông tin nhận dạng.
Đối với chương trình tích lũy điểm, thông thường tại các cơ sở/chi nhánh khác nhau của cùng doanh nghiệp đều sử dụng một phần mềm quản lý, thẻ sử dụng cho dịch vụ này chỉ mang thông tin nhận diện cơ bản về chủ thẻ. Khi Khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp, nhân viên của doanh nghiệp sẽ kiểm tra thông tin thẻ để cập nhật vào phần mềm quản lý tích lũy điểm. Tất cả các thông tin về tích lũy điểm đều được cập nhật vào cơ sở dữ liệu (CSDL) của cơ sở/chi nhánh thực hiện.
Cho vấn đề này, đối với các doanh nghiệp không tồn tại một cơ sở hạ tầng mạng giữa các chi nhánh, việc sử dụng các thông tin trên CSDL khách hàng trở nên phân tán, không thể đồng bộ CSDL của khách hàng tại các địa điểm khác nhau. Điều này gây cản trở cho việc sử dụng dịch vụ của Khách hàng. Chẳng hạn một khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ tại một chi nhánh A. Tại đây thông tin về điểm tích lũy của khách hàng này sẽ được cập nhật vào CSDL. Tuy nhiên, khi khách hàng đến chi nhánh B, cũng thuộc doanh nghiệp, khách hàng sẽ nhận được thông tin điểm tích lũy và khai thác dịch vụ dựa trên CSDL của chi nhánh B và hai CSDL này là hoàn toàn khác nhau. Điều này trở nên phiền toái và làm mất quyền lợi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ và chương trình của doanh nghiệp.
Một khó khăn khác chính là việc liên thông giữa các doanh nghiệp. Vấn đề trở nên phức tạp khi các doanh nghiệp liên thông chương trình “khách hàng thân thiết”. Việc áp dụng chính sách tích lũy điểm giữa các chi nhánh khác nhau của các doanh nghiệp trở nên phức tạp và khó đồng bộ khi CSDL của các chi nhánh sử dụng riêng lẻ. Chính vì vậy, quyền lợi của khách hàng khi tham gia chương trình sẽ bị ảnh hưởng.
Giữa các chi nhánh, các doanh nghiệp:
o KHÔNG CẦN xây dựng một cơ sở hạ tầng mạng;
o KHÔNG CẦN một hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung;
o KHÔNG CẦN một hệ thống đồng bộ thông tin.
Khách hàng có thế sử dụng dịch vụ tại các chi nhánh khác nhau của doanh nghiệp mà quyền lợi vẫn được đảm bảo khi tham gia dịch vụ.
vCusCard 1.0
THẺ MIFARE VÀ GIẢI PHÁP THẺ KHÁCH HÀNG THÂN THIẾT
vCusCard 1.0 là cơ sở hạ tầng mạng
vCusCard 1.0 là giải pháp tập trung CSDL
vCusCard 1.0 là công cụ đồng bộ thông tin
vCusCard 1.0 đảm bảo cho quyền lợi khách hàng
vCusCard 1.0 – THÀNH PHẦN
vCusCard 1.0 với các thành phần chính:
o THẺ: Thẻ phát hành cho khách hàng là loại thẻ Mifare, một loại thẻ nhớ đọc không tiếp xúc với thiết bị đọc thẻ, với cơ chế bảo mật rất an toàn và khả năng lưu trữ và truy xuất trực tiếp thông tin trên thẻ. Bề mặt thẻ được in các thông tin cần thiết theo nhu cầu của từng doanh nghiệp. Nhìn chung, về hình dạng bên ngoài của loại thẻ này giống như các loại thẻ Khách hàng thân thiết/thẻ VIP
được sử dụng như hiện nay. Điều đặc biệt là loại thẻ này có khả năng lưu trữ và truy xuất dữ liệu (nhờ bộ nhớ bên trong thẻ);
o THIẾT BỊ ĐỌC THẺ: được trang bị tại các điểm (bàn) giao dịch khách hàng ở các chi nhánh của doanh nghiệp. Thiết bị đọc thẻ được kết nối và điểu khiển thông qua một phần mềm quản lý được cài đặt trên máy tính. Nhiệm vụ của thiết bị đọc thẻ là truy xuất thông tin trên thẻ để cung cấp thông tin cho phần mềm ứng dụng thực hiện các tác vụ xử lý đồng thời nhận thông tin
của phần mềm ứng dụng để cập nhật cho thẻ;
o PHẦN MỀM QUẢN LÝ: được cài đặt tại các máy tính có kết nối thiết bị đọc thẻ tại các chi nhánh hoặc điểm giao dịch khách hàng ở những nơi khác nhau. Chức năng của phần mềm này là đọc thông tin trên thẻ và cập nhật thông tin cho lần giao dịch hiện tại của thẻ.
vCusCard 1.0 – TRANG BỊ HỆ THỐNG
Mỗi chi nhánh hay địa điểm có thực hiện giao dịch khách hàng thông qua chính sách “Khách hàng thân thiết” đều được trang bị:
o Thiết bị đọc thẻ
o Phần mềm quản lý.
Tùy thuộc vào quy định địa điểm phát hành thẻ “Khách hàng” của mỗi doanh nghiệp mà Module phát hành thẻ được trang bị tại địa điểm đó. Tuy nhiên với vCusCard 1.0 cho phép các chi nhánh có quyền phát hành thẻ riêng lẻ. Thông tin trên mỗi thẻ đều có thể được kiểm tra tại các chi nhánh khác nhau. Nghĩa là, khi thẻ được đọc, người khai thác phần mềm hệ thống sẽ biết được thẻ đuợc phát hành tại chi nhánh nào và có thể thống kê được chủ thẻ thường thực hiện các giao dịch tại các chi nhánh nào của doanh nghiệp;
Tùy thuộc vào chính sách Khách hàng thân thiết của mỗi doanh nghiệp mà thông tin lưu trữ trên thẻ là khác nhau;
Tùy thuộc vào chu kỳ sống của mỗi chính sách “Khách hàng thân thiết” mà lượng thông tin lưu trữ trên thẻ là khác nhau và đáp ứng theo từng thời đoạn đó;
Thiết bị đọc thẻ đặt tại quày/bàn giao dịch khách hàng của các chi nhánh
Phần mềm quản lý thông tin “Khách hàng thân thiết” được cài đặt tại máy tính của nhân viên của chi nhánh đang thực hiện giao dịch với khách hàng
Thực hiện giao dịch thẻ khách hàng tại các chi nhánh
o Thông tin chủ thẻ
o Nơi phát hành
o Ngày tháng phát hành
o Chương trình khách
hàng
o Giá trị tích lũy
o Lịch sử các giao dịch
o Loại thành viên
o ......
o ......
vCusCard 1.0 – CÁC VẤN ĐỀ - FAQ
1. Cơ sở hạ tầng mạng
Chúng tôi gọi giải pháp này thay thế cho hạ tầng mạng của các chi nhánh của cùng một doanh nghiệp bởi nhu cầu sử dụng hạ tầng mạng cho giải pháp ứng dụng là một nhu cầu chia sẻ thông tin về CSDL của khách hàng. Với các hình thức như hiện nay, nếu chúng ta không có hạ tầng mạng thì thông tin khách hàng giữa các chi nhánh là không thể đồng bộ. Điều này làm cho việc sử dụng dịch vụ của cùng một khách hàng tại nhiều chi nhánh khác nhau là không thích hợp. Nhưng với giải pháp thẻ Mifare, dữ liệu khách hàng được lưu trữ trực tiếp trên thẻ nên tại bất kì chi nhánh nào của cùng một doanh nghiệp đều có thể truy xuất một cách dễ dàng.
2. Tập trung cơ sở dữ liệu
Dữ liệu được tập trung trên thẻ nên dễ dàng khai thác tại các điểm giao dịch khác nhau mà không cần kết nối mạng. Khách hàng thực hiện tại các chi nhánh nào của doanh nghiệp đều được thể hiện rõ ràng và được cập nhật trực tiếp trên thẻ.
3. Đồng bộ dữ liệu
Dữ liệu không tập trung trên CSDL của doanh nghiệp. Tất cả được lưu trữ trực tiếp trên thẻ và được cập nhật từ các giao dịch tại các chi nhánh. Bởi vậy việc truy xuất tại chi nhánh nào cũng đều được cập nhật nên dữ liệu được xem là “mới nhất” và chính xác nhất cho các giao dịch của chủ thẻ.
4. Đảm bảo quyền lợi khách hàng
Dữ liệu khách hàng được cập nhật trên thẻ. Bởi vậy các giao dịch cuối cùng của khách hàng đều là thông tin “mới nhất”. Vấn đề tích lũy điểm trên thẻ cho dù thực hiện giao dịch tại chi nhánh nào cũng được cập nhật trực tiếp trên thẻ nên tránh được tình trạng không đồng bộ được điểm tích lũy khi giao dịch tại nhiều chi nhánh khác nhau như hiện nay.
5. Nếu khách hàng hay một doanh nghiệp khác tự cập nhật thông tin trên thẻ
Với công nghệ thẻ Mifare, an toàn cho dữ liệu lưu trữ trên mỗi thẻ luôn được đảm bảo. Doanh nghiệp là người nắm giữ chìa khóa mã hóa đặc biệt với cơ chế bảo mật nhiều tầng nên Khách hàng hay một doanh nghiệp khác không thể truy xuất trên thẻ (xem cơ chế bảo mật và toàn vẹn dữ liệu trong phần mô tả về thẻ Mifare)
6. Chúng ta có thể lưu trữ được bao nhiêu thông tin trên thẻ
Tùy thuộc vào mỗi ứng dụng “Khách hàng thân thiết” và mức độ cần thiết về dữ liệu mà chúng ta lựa chọn loại dữ liệu nào cần thiết cho từng ứng dụng. Dung lượng của thẻ Mifare có nhiều loại khác nhau nên lượng dữ liệu lưu trữ trên thẻ cũng khác nhau (xem mô tả thẻ Mifare). Bởi vậy, việc chọn dung lượng của thẻ Mifare cần cho mỗi ứng dụng phụ thuộc vào việc phân tích nhu cầu cần thiết về thông tin cần lưu trữ của mỗi chương trình “Khách hàng thân thiết”.
7. Phần mềm được cài đặt tại những điểm giao dịch khách hàng bao gồm những gì?
Tùy thuộc vào nhu cầu của từng ứng dụng cụ thể và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp mà phần mềm này có nhiều tính năng khác nhau. Tuy nhiên những module chính được xây dựng phục vụ cho nhu cầu hiện tại bao gồm:
o Cập nhật thông tin doanh nghiệp (chi nhánh/đại lý)
o Phát hành thẻ
o Giao tiếp thiết bị đọc thẻ
o Quản trị/thực hiện các giao dịch thẻ khách hàng
o Module giao tiếp thông tin khách hàng
o Truy vấn/Báo cáo/Thống kê
8. MIFARE là gì?
Công nghệ MIFARE là công nghệ không tiếp xúc hoạt động tại tần số 13.56
MHz. Đây là công nghệ được thực hiện bởi Philips Electronics. Họ không sản xuất thẻ Mifare hay thiết bị đọc thẻ. Philips chỉ cung cấp các chip sử dụng cho thẻ và các chip sử dụng cho việc sản xuất thiết bị đọc thẻ cho các nhà sản xuất khác để tạo ra các sản phẩm cung cấp cho người sử dụng.
MIFARE thường được xem như là một công nghệ “thẻ thông minh”. Điều này dựa vào khả năng đọc và ghi trên thẻ. Trong thực tế, MIFARE hoàn toàn là một thẻ nhớ - memory card (khác với thẻ vi xử lý - processor card).
Thẻ MIFARE và thiết bị đọc/ghi thẻ đầu tiên được phát triển ứng dụng cho các giao dịch thanh toán trong hệ thống giao thông công cộng. Với khoảng cách đọc thẻ ngắn, MIFARE phụ hợp cho việc thực hiện chức năng tăng/giảm giá trị. Mặc dù thẻ thông minh tiếp xúc cũng thực hiện được công việc này nhưng thiết bị đọc thẻ không tiếp xúc thực hiện nhanh hơn, dễ dàng hơn và hầu như không cần bảo dưỡng thiết bị đọc thẻ, bên cạnh đó tuổi thọ của thẻ cũng cao hơn
9. Khoảng cách đọc thẻ
Khoảng cách từ thiết bị đọc thẻ và thẻ Mifare để thực hiện được một giao dịch là 2.5 cm đến 10 cm).
10. Dung lượng nhớ của thẻ Mifare
Thẻ Mifare Ultraligh với dung lượng nhớ 512 byte
Thẻ Mifare S50 với dung lượng nhớ 1 K
Thẻ Mifare S70 với dung lượng nhớ 4 K
11. Thẻ MIFARE có bao nhiêu Sector?
Thẻ MIFARE có 16 sector riêng biệt nhau, những sector này có thể được cấu lập trình như một ví tiền điện tử hay có thể sử dụng cho mục đích lưu trữ dữ liệu chung. Sector đầu tiên được sử dụng đặc trưng như một thư mục chứa các phần còn lại của thẻ, 15 segment còn lại có thể sử dụng cho lưu trữ dữ liệu hoặc như một ví tiền điện tử.
12. Có bao nhiêu ứng dụng có thể được thực hiện với một thẻ MIFARE?
Tối đa 15 ứng dụng khác nhau có thể được lưu trữ trên một thẻ Mifare. Những ứng dụng này được phân biệt và bảo mật bằng những mật mã khác nhau cho mỗi sector. Chỉ có yêu cầu được đặt ra là các nhà cung cấp ứng dụng khác nhau phải hợp tác trong việc lập trình thư mục ứng dụng Mifare MAD (MIFARE Applications Directory) và mật mã để sử dụng thư mục này phải được cho phép đến tất cả nhà cung cấp ứng dụng.
13. Chuẩn ISO nào MIFARE sử dụng?
MIFARE là công nghệ không tiếp xúc hoạt động tại tần số 13.56 MHz kỹ thuật này được mô tả trong chuẩn ISO 14443 Type A. Thẻ này được thiết kế để cho phép gắn vào thêm một module chip tiếp xúc bởi vậy nó phải tuân theo chuẩn ISO 7816. Ngoài ra nó cũng được thiết kế để có thể dán một dãi băng từ trên thẻ nên thẻ này cũng phải tuân theo chuẩn ISO 7811.
14. Mã hóa dữ liệu trên thẻ MIFARE?
Truyền dữ liệu thông qua RF giữa thẻ và thiết bị đọc thẻ được mã hóa. Tuy nhiên, dữ liệu được lưu trữ trên thẻ không được mã hóa. Việc truy cập đến dữ liệu này được bảo vệ bởi một mật mã 48-bit bởi vậy nó chỉ được đọc bởi thiết bị đọc có mật mã giống nhau.
Công nghệ MIFARE cho phép chứng thực quan hệ giữa thẻ và thiết bị đọc thẻ. Một số ngẫu nhiên được phát ra dựa trên mật mã, một thông báo sẽ được gửi từ thẻ đến thiết bị đọc thẻ. Thiế bị đọc cũng thực hiện công việc giống như thế đối với thẻ. Điều này được thực hiện 3 lần để chứng thực thẻ hiện tại là hợp lệ.
vCusCard 1.0
vCusCard 1.0 sẽ phân biệt dịch vụ của doanh nghiệp với nhiều đối thủ cạnh tranh. Với giải pháp vCusCard 1.0 chúng tôi mang đến cho doanh nghiệp sự chuyên nghiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp về kế hoạch và cách thực hiện một chính sách khách hàng thân thiết thông qua việc sử dụng thẻ thông minh-
Mifare Card. Có hay không việc doanh nghiệp cần những công cụ phát triển hay những đội ngũ, những chuyên gia Marketing hoặc những kỹ sư đủ năng lực để thực hiện? Với vCusCard 1.0 tất cả nằm trong tầm tay của doanh nghiệp.
Dựa vào những lần mua hàng trước của khách hàng, những phiếu khuyến mãi điện tử dành cho khách hàng hoặc chương trình khách hàng thân thiết sẽ giúp doanh nghiệp duy trì và cải thiện được việc chi tiêu của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Việc đạt được nhiều khách hàng là tiêu chí phân biệt được dịch vụ của các doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh.
Sự đánh giá đúng đắn các dịch vụ khách hàng sẽ hướng doanh nghiệp đến việc cũng cố quan hệ khách hàng. Một cách để bày tỏ với khách hàng là những giá trị thương mại của họ được thể hiện bằng việc cung cấp cho họ một thẻ thông minh tích lũy giá trị thương mại đó. Thừa nhận sự “thăm viếng” thường xuyên và tích lũy điểm cho khách hàng theo mức mà họ đã chi trả khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là vấn đề quan trọng. Công nghệ thẻ thông minh có thể mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và khách hàng của họ: Cung cấp cho khách hàng sản phẩm giảm giá và tích lũy điểm với hàng hóa họ đã mua và lưu trữ dữ liệu liên quan đên các giao dịch mua hàng của họ. Bên cạnh đó phối hợp với với các doanh nghiệp khác để cung cấp những chính sách khuyến mãi chung, vạch ra kế hoạch thương mại và sự nỗ lực marketing một cách nhanh chóng theo thị hiếu của khách hàng.
Sự thuận lợi của thẻ thông minh dựa trên giải pháp khách hàng thân thiết thực sự rỏ ràng: tăng hiệu quả kinh doanh, xúc tiến tăng lợi tức trong khi giảm chi phí do những thao tác lỗi phát sinh của con người hoặc những lỗi của hệ thống sử dụng thẻ từ và cả sự gian lận. Khác với hệ thống sử dụng thẻ từ, thẻ khách hàng thân thiết dùng thẻ thông minh với khả năng xử lý off-line. Chúng chỉ yêu cầu một thiết bị đọc thẻ thông minh và thẻ thông minh dùng làm thẻ khách hàng thân thiết cùng với một phần mềm quản lý-điều khiển, không cần một cơ sở hạ tầng mạng, không thêm vào các chi phí khác và doanh nghiệp dễ dàng nắm quyền kiểm soát hệ thống.
Khách hàng có thể đăng ký cho chương trình khách hàng thân thiết tại các điểm giao dịch khách hàng của doanh nghiệp như một phần trong việc xúc tiến marketing hoặc chiến dịch khách hàng thân thiết, vCusCard 1.0 cung cấp mọi thứ cần thiểt để bắt đầu một chương trình khách hàng thân thiết của doanh nghiệp.
Chi tiết của tích lũy điểm khách hàng và những giao dịch điểm tích lũy tồn tại trên thẻ được đọc tại thiết bị đọc và chuyển đến máy tính cho nhu cầu phân tích dữ liệu. Tại đây doanh nghiệp có thể xem lại các thông tin như điểm tích lũy, điểm đã được trả, thói quen mua hàng, địa điểm giao dịch hoặc một vài thông tin cần thiết khác được lưu trên thẻ và thực hiện các chức năng cần thiết thông qua một phần mềm quản lý và điều khiển
Dịch vụ chương trình khác hàng thân thiết của vCusCard 1.0
vCusCard 1.0 đáp ứng tất cả các nhu cầu về chương trình khách hàng thân thiết của bất kỳ doanh nghiệp nào.
vCusCard 1.0 sẽ tiếp nhận yêu cầu của doanh nghiệp, sẽ cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp về khách hàng thân thiết theo đúng nhu cầu của họ.
vCusCard 1.0 cũng cung cấp cả việc cài đặt hệ thống và đào tạo sử dụng. Với những hệ thống khách hàng thân thiết đang tồn tại, vCusCard 1.0 có thể sửa đổi, bổ sung giải pháp cho phù hợp với nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp.
Ngoài ra vCusCard 1.0 còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác và tích hợp chúng với những giải pháp thẻ thông minh khác như hệ thống bán lẻ, hệ thống kiểm soát vào ra.