Giải thích các kết quả kiểm tra mã vạch

23-05-2016, 5:15 pm

 Bài viết sẽ giải thích các tiêu chuẩn kiểm tra mã vạch ISO/IEC liên quan, từ đó giúp các bạn hiểu được các kết quả kiểm tra mã vạch

 

 

 

 

 

 

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC KIỂM TRA MÃ VẠCH

 

Làm thế nào để đọc được một mã vạch một cách dễ dàng? Điều đó phụ thuộc vào chất lượng in của các thông tin được mã hóa trên mã vạch, và các thông số kỹ thuật quét được như thế nào .

 

Khi xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật, kích thước mã vạch và các phương pháp sản xuất mã vạch thường rất hoàn hảo nhưng trong thực tế không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được như vậy. Có nhiều mã vạch sản xuất ra có thể đọc được nhưng cũng có rất nhiều mã vạch không thể đọc được. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng mã vạch có thể là do chất lượng in ấn hoặc cũng có thể là do quá trình sản xuất mã vạch.

 

Vậy làm thế nào để có thể thay đổi các kết quả đó?

 

Các thiết bị kiểm tra mã vạch sẽ đánh giá độ chính xác kích cỡ của các mã được in ra, từ đó đưa ra các giải pháp để mã vạch được quét một cách dễ dàng.

 

TIÊU CUẨN KIỂM TRA MÃ VẠCH ISO/IEC

 

 

Tất cả các thiết bị kiểm tra mã vạch của Axicon đều được thiết kế phù hợp với các tiêu chuẩn ISO/IEC, đối với mã vạch tuyến tính thì theo tiêu chuẩn ISO/IEC 15426-1. Hệ thống phân loại chất lượng mã vạch theo tiêu chuẩn ISO/IEC phụ thuộc vào 7 thông số kỹ thuật sau:

 

  • Hệ số phản xạ tối thiểu (Rmin)
  • Độ tương phản ký hiệu (Symbol Contrast)
  • Độ tương phản tối thiểu của đường biên (MEC)
  • Sự điều biến (modulation)
  • Các khuyết điểm (Defects)
  • Khả năng giải mã (Decodability)
  • Giải mã (Decode)

 

Chất lượng in mã vạch được đánh giá thông qua việc quét 80% chiều cao của mã vạch 10 lần. Với mỗi lần quét, cấp độ thấp nhất của 1 trong 7 thông số nói trên sẽ được ghi nhận là kết quả của lần quét đó. Và cấp độ của mã vạch chính là kết quả trung bình của 10 lần quét. Mỗi thông số kỹ thuật có cấp độ từ 4 đến 0; 4 là cấp độ cao nhất, 0 là cấp độ thấp nhất. Còn kết quả tổng thể được thể hiện dưới dạng số thập phân. Hệ thống phân loại chất lượng mã vạch theo ANSI thì thường sử dụng các chữ cái A, B, C, D hoặc F để đánh giá. Phương pháp đánh giá chất lượng in mã vạch tuyến tính thì theo các đặc điểm kỹ thuật ISO/IEC 15416.

 

Để tất cả các nhà bán lẻ đều có thể đọc được mã vạch thì mã vạch đó phải đạt cấp độ 1.5 (tức cấp độ C) hoặc cao hơn, trừ những mã vạch được in trực tiếp thì cấp độ 0.5 (cấp độ D) là chấp nhận được.

 

 

Hệ số phản xạ tối thiểu (RMin)

 

Đây là hệ số phản xạ thấp nhất ghi nhận được, nó đo được từ vạch tối nhất trên mã vạch. Hệ số phản xạ thấp nhất sẽ không bao giờ đạt 0% mà thường ở mức 3% - 5%.

 

 

Hệ số phản xạ tối đa (RMax)

 

Đây là hệ số phản xạ cao nhất ghi nhận được, nó đo được qua độ sáng của khoảng trống rộng nhất. Giá trị cao nhất thường ghi nhận được khoảng 90% đối với những mã vạch có nền trắng. Trong trường hợp fibreboard, con số này thường chỉ có 40%.

 

 

Độ tương phản tối thiểu của đường biên (MEC)

 

Nó là sự khác biệt tối thiểu giữa vạch và khoảng trống, chính là khoảng cách ngắn nhất giữa đỉnh và đáy trên đồ thị scan hệ số phản xạ (SRP)

 

 

Ngưỡng giới hạn chung (Global Threshold)

 

Là điểm giữa hệ số phản xạ lớn nhất và nhỏ nhất, và nó xuất hiện trên SRP như một đường kẻ ngang màu xanh

 

 

Cửa sổ SRP

 

 

 

 

Tất cả các thiết bị kiểm tra mã vạch .đều sử dụng các dữ liệu hệ số phản xạ của mã vạch để tính toán các thông số trên. Để tính toán một các chính xác nhất, các dữ liệu hệ số phản xạ được thể hiện trên đồ thị scan hệ số phản xạ (SRP). Đỉnh của đồ thị chính là hệ số phản xạ của khoảng trống (hệ số phản xạ nền), đáy của đồ thị là hệ số phản xạ của các vạch. Một mã vạch được coi là hoàn hảo khi mà tất cả các đỉnh của đồ thị ở cùng một level (Càng gần hệ số phản xạ cao nhất ở cuối đồ thị càng tốt), và tất cả các đáy ở cùng một level. Nhưng trong thực tế, những khoảng trống hẹp sẽ không thể sáng bằng những khoảng trống rộng, và những vạch màu đen nhỏ sẽ không thể đậm như những vạch màu đem lớn được.

 

Các thiết bị kiểm tra sẽ sử dụng các phép đo của SRP để tính toán một vài giá trị thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn ISO/IEC. Cụ thể sẽ giải thích ở phần sau.

 

 

CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT ISO/IEC

 

Giả mã.

 

Thiết bị kiểm tra sẽ xác nhận xem hình ảnh nhìn thấy có phải mã vạch hay không, và sẽ kiểm tra tất cả những vạch nằm dưới ngưỡng giới hạn chung và những khoảng trống nằm trên ngưỡng giới hạn chung. Thiết bị cũng sẽ kiểm tra để đảm bảo rằng các mã vạch không bị vỡ bất kỳ một ký hiệu nào. Các ký hiệu đó bao gồm:

 

Quiet zone (Lề trái và phải của mã vạch)

Hàng số kiểm tra (bắt buộc)

Các ký tự bắt đầu, kết thúc và các ký tự bắt buộc khác.

Một ký tự Pass thì ghi 4 hoặc A, ký tự Fail ghi 0 hoặc F. Nếu mã Fail thì ở tab “Scan”, ở trên cửa sổ Detail sẽ mô tả chi tiết nguyên nhân của những lỗi đó.

 

 

Độ tương phản tối thiểu của đường biên (MEC)

 

Sự khác biệt ít nhất giữa vạch và khoảng trống phải đạt 15%. Nếu MEC lớn hơn hoặc bằng 15%, thì các ký tự sẽ Pass và được ghi 4 (hoặc A), Fail ghi 0 (hoặc F).

 

 

Hệ số phản xạ nhỏ nhất (RMin)

 

RMin được so sánh với RMax (hệ số phản xạ lớn nhất). RMin phải ít hơn hoặc bằng một nửa RMax. Nếu Pass thì ghi 4 hoặc A, Fail ghi 0 hoặc F.

 

 

Độ tương phản ký hiệu (Symbol Contrast)

 

Độ tương phản ký hiệu là sự khác nhau giữa hệ số phản xạ cao nhất và thấp nhất hay giữa vạch tối nhất và khoảng trống sáng nhất. Đây là sự khác nhau giữa đường kẻ ngang màu cam và đường kẻ ngang màu xanh (green) trên đồ thị scan hệ số phản xạ. Mã vạch có độ tương phản ký hiệu cao thì máy scan sẽ đọc rất dễ. Cấp độ của các tham số này theo tiêu chuẩn ISO/IEC là từ 4 đến 0 hoặc từ A đến F. Cụ thể như sau:

 

 

Symbol contrast (%)

ISO/IEC grade (ANSI in brackets)

≥ 20%

0 (F)

≥ 20%

1 (D)

≥ 40%

2 (C)

≥ 55%

3 (B)

≥ 70%

4 (A)

 

 

 

Sự điều biến (Modulation)

 

Sự điều biến là thước đo sự thay đổi độ tương phản của các ký hiệu trong toàn bộ mã vạch. Nó được tính bằng cách so sánh giữa độ tương phản tối thiểu của đường biên (MEC) với độ tương phản ký hiệu (Symbol contrast), kết quả thể hiện dưới dạng %

.

Modulation = MEC/ Symbol contrast x100%

 

Cấp độ của thông số được thể hiện từ 4 đến 0 (hoặc từ A đến F). Cụ thể theo bảng sau:

 

 

Modulation (%)

ISO/IEC grade (ANSI in brackets)

≥ 70%

4 (A)

≥ 60%

3 (B)

≥ 50%

2 (C)

≥ 40%

1 (D)

< 40%

0 (F)

 

 

Khuyết điểm

 

Khuyết điểm xuất hiện khi có một điểm mờ nhỏ trên nền mã vạch hoặc một chỗ trống nhỏ ở trên vạch. Thể hiện qua việc các đỉnh và các rãnh của đồ thị không đều nhau. Sự thay đổi lớn nhất tại bất kỳ đỉnh hay rãnh nào sẽ được so sánh với độ tương phản ký hiệu. Bảng xếp hạng thông số này cụ thể như sau:

 

 

Defects (%)

ISO/IEC grade (ANSI in brackets)

≤ 15%

4 (A)

≤ 20%

3 (B)

≤ 25%

2 (C)

≤ 30%

1 (D)

> 30%

0 (F)

 

 

Khả năng giải mã

 

Nó là phép đo khả năng dễ dàng nhận dạng độ rộng của các vạch và các khoảng trống của máy quét. Các thiết bị kiểm tra nhận dạng được đường biên giữa mỗi vạch và khoảng trống ở điểm giữa, giữa đỉnh và rãnh, và những điểm không vượt qua ngưỡng giới hạn chung.

 

Khả năng giải mã là thước đo độ chính xác kích thước của mã vạch, và thiết bị kiểm tra sử dụng một vài phép tính để nhận dạng ra giá trị đó. Giá trị này được chuyển đổi thành các cấp độ theo bảng sau:

 

 

Decodability(%)

ISO/IEC grade (ANSI in brackets)

≥ 62%

4 (A)

≥ 50%

3 (B)

≥ 37%

2 (C)

≥ 25%

1 (D)

< 25%

0 (F)

 

 

 

Tính toán cấp độ cuối cùng cho mã vạch

 

Kết quả từ mối lần quét là cấp độ thấp nhất của 7 thông số trên, mỗi kết quả ấy được dùng để tính ra giá trị trung bình. Đó chính là cấp độ cuối cùng của mã vạch.

 

 

Khẩu độ (Aperture)

 

Đây là nhân tố quan trọng cuối cùng để lựa chọn đầu đọc thích hợp. Thông thường, sẽ lựa chọn máy scanner thích hợp dựa vào kích cỡ của các vạch và các khoảng trống trên mã vạch. Với trường hợp các vạch và các khoảng trống rất hẹp thì cần phải sử dụng máy quét có độ phân giải rất cao. Ngược lại, mã vạch có các vạch và các khoảng trống rộng thì sử dụng máy quét có độ phân giải thấp hơn.

 

Trong tiêu chuẩn ISO/IEC sẽ quy định cụ thể khẩu độ của các thiết bị kiểm tra nên lựa chọn để phù hợp với khẩu độ của từng loại mã vạch.

Đơn vị kích thước khẩu độ là 1/1000 inch hoặc mil. Lưu ý rằng nó không phải là milimet.

 

Cấp độ của mã vạch sẽ quy định khẩu độ và chiều dài của bước sóng của thiết bị kiểm tra . Ví dụ: 3,7/06/600 nghĩa là mã vạch cấp độ 3,7 (A), khẩu độ thiết bị sẽ là 06, chiều dài bước sóng là 600nm.

 

Thiết bị kiểm tra mã vạch Axicon 6015 sẽ chọn khẩu độ chính xác cho hầu hết các hầu hết ứng dụng tự động, nhưng người dùng có thể chọn quét mã vạch EAN/UPC hoặc chỉ tại các điểm bán hàng hoặc trong kênh phân phối. Nếu thiết bị kiểm tra không thể dùng đúng khẩu độ theo khuyến cáo thì có thể chọn khẩu độ gần nhất, và cửa sổ Summary sẽ hiển thị cảnh báo cùng với những khẩu độ có thể sử dụng.

 

Thiết bị kiểm tra mã vạch Axicon 6515 và Axicon 7515 có cách lựa chọn khẩu độ tương tự giống nhau.

 

Tin tức liên quan
DMCA.com Protection Status
Yêu cầu gọi lại

Xin chào,

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi gọi lại cho bạn sớm nhất.

Gọi hotline: 0904190900