Mô hình ứng dụng RFID UHF vào quản lý chăn nuôi lợn và hỗ trợ truy nguyên nguồn gốc thịt lợn
19-12-2016, 10:28 pmChăn nuôi lợn công nghiệp đòi hỏi những quy trình, quy chuẩn và rất nhiều điều kiện khắt khe, yêu cầu một nền tảng kinh nghiệm cũng như đầu tư hạ tầng khá tốn kém. Lợi thế cạnh tranh trên quy mô đang là một trong những nhân tố chính tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp chăn nuôi. Tuy nhiên, có phải sức cạnh tranh trong lĩnh vực chăn nuôi lợn không còn cho các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp nội địa...?
Xu hướng và bối cảnh của thực tế hiện nay, đang đòi hỏi nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, được kiểm nghiệm bởi cơ quan nhà nước, được giám sát chặt chẽ...Đó là những cơ hội còn rộng mở cho các doanh nghiệp hay nông trại có khả năng đầu tư vào khía cạnh này nhằm mang lại cho người dùng những sản phẩm tin cậy cao và đảm bảo chất lượng. Đồng thời, cũng sẽ có nhiều lợi thế hơn khi đưa hàng vào chuỗi cung ứng, các siêu thị lớn hoặc các nhà nhập khẩu nước ngoài.
Việc cung cấp, sản xuất ra một sản phẩm thịt lợn đủ tiêu chuẩn an toàn, chất lượng cao được thực hiên bởi hàng loạt các tiêu chuẩn, quy trình chất lượng và nhiều công sức. Trong số đó, việc áp dụng công nghệ tự động hóa, công nghệ nhận dạng thông minh, các ứng dụng khoa học công nghệ cao đang bắt đầu được các nhà sản xuất, các nông trại lớn hay thậm chí kể cả các nhà đầu tư xác định chất lượng hàng đầu đang được áp dụng, trong tương lai rất gần, công nghệ nhận dạng thông minh sẽ trở thành 1 tiêu chuẩn để hàng hóa thực phẩm có thể được đi vào lưu thông, là tiêu chí cạnh tranh mà người tiêu dùng đòi hỏi và hơn hết nó sẽ trở thành một tiêu chí đầu tư ưu tiên của mỗi nhà đầu tư khi tính tới việc thành lập, mở rộng hay nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Với ứng dụng cụ thể trong việc quản lý chăn nuôi lợn, áp dụng công nghệ nhận dạng thông minh RFID đã trở thành 1 khuyến nghị mà các nước trên thế giới đã và đang áp dụng rất thành công.
Công nghệ nhận dạng bằng RFID áp dụng cho quản lý chăn nuôi lợn sẽ có tác dụng giúp nhà chăn nuôi biết được chính xác tiến trình phát triển của từng cá thể lợn từ lúc được sinh ra cho tới khi xuất bán hoặc ra thịt thành phẩm. Từ đó, sẽ đưa ra các phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi sinh trưởng nhằm đảm bảo mọi giai đoạn phát triển của cá thể lợn được giám sát chặt chẽ, xử lý kịp thời mọi thay đổi và cuối cùng nhằm đạt được năng suất tối ưu nhất, đồng thời thỏa mãn các tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm. Các thông tin chăm sóc nuôi dưỡng được lưu vết lại để phục vụ cho quá trình kiểm tra khi cần thiết. Phục vụ quá trình đánh giá chất lượng sản phẩm của nhà nhập khẩu. Ngoài ra, người dùng cuối cũng có thể tra cứu nguồn gốc và tình trạng của sản phẩm mà mình dự định mua.
Một hệ thống áp dụng công nghệ RFID vào quản lý chăn nuôi lợn về cơ bản sẽ gồm các thành phần sau: Đầu đọc RFID cầm tay, Đầu đọc RFID cố định, Thiết bị Ăng ten RFID, Thẻ tai RFID, Thiết bi phụ trợ cho quá trình gán mã số và đính tag, Phần mềm quản lý theo dõi chi tiết...
Để xây dưng một hệ thống RFID thành công cho mục đích quản lý chăn nuôi gia súc nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, đòi hỏi mất khá nhiều công sức và thời gian. Các thành phần cấu thành nên 1 hệ thống RFID cho chăn nuôi lợn có thể dễ dàng hình dung và thậm chí có thể tự trang bị. Tuy nhiên, ở quy mô sản xuất công nghiệp, một trang trại với hàng vạn cá thể lợn, với rất nhiều chu trình quản lý khác nhau, yêu cầu quản lý sẽ khá phức tạp đồng thời không cho phép sai sót và đảm bảo phải thành công hiệu quả giải pháp cao nhất. Khi đó, việc áp dụng hệ thống RFID vào quản lý chăn nuôi lợn ứng dụng RFID nếu chỉ đầu tư tiền bạc, thời gian... sẽ không đủ để đảm bảo thành công cho dự án. Điều quan trọng hơn hết, chính là việc phối hợp giữa nhà chăn nuôi với nhà cung ứng giải pháp có kinh nghiệm để đưa ra quy trình quản lý tối ưu, cùng xây dựng kịch bản quản lý đối tượng cá thể lợn, cùng tính toán bố trí hợp lý các nghiệp vụ của hệ thống và cùng xây dựng hệ thống phần mềm sao cho thỏa mãn cả tiêu chí kỹ thuật và tiêu chí yêu cầu của nhà đầu tư cũng như các bên khác liên quan.
Một điểm cũng cần lưu tâm đó là ứng dụng giải pháp RFID vào thực tiễn để thành công, kể cả nhà cung cấp nhiều kinh nghiệm cũng khó tránh khỏi việc có thể phải vừa làm vừa tùy chỉnh thậm chí sửa lại cho phù hợp và tối ưu hơn. Quá trình thử, test và đánh giá luôn được nhắc tới khi muốn áp dụng hiệu quả nhất giải pháp RFID vào thực tiễn.
Sau đây, Smartid xin up một số hình ảnh và video tham khảo về áp dụng công nghệ RFID vào quản lý chăn nuôi lợn, Quý vị có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin hữu ích khác liên quan trên internet:
- Một số giao diện và chức năng hệ thống bán vé tự động
- Giải pháp dùng vé thẻ Mifare và QR code cho xe buýt công cộng
- Các tiêu chí đáp ứng của phần mềm bán vé điện tử e-ticket dùng QR Code của Cty Smartid
- Sử dụng đầu đọc RFID UHF Chainway C72 quản lý giặt là tại Nhà máy giặt Vinpearl Phú quốc
- Hệ thống cảnh báo va chạm cho xe nâng, xe chở hàng, xe vận chuyển trong nhà máy bằng RFID
- Sản xuất và phân phối tủ đựng đồ locker thông minh dùng công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Xác minh căn cước công dân gắn chip (CCCD) cho văn phòng công chứng (VPCC)
- Một số quy trình giao nhận đồ vải bẩn và đồ vải sạch trong bệnh viện và ứng dụng RFID vào quản lý giặt là
- Hệ thống kiosk bán vé tự động cho khu thăm quan, khu du lịch...Gới ý mô hình và tính năng cơ bản
- Thanh toán không tiền mặt kết hợp máy bán hàng & Kiosk tự động
- Chọn thẻ thông minh Mifare nào cho ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt ?
- Mô hình giải pháp quản lý theo dõi bò sữa bằng công nghệ thẻ từ RFID
- Giải pháp kiểm soát ra vào, theo dõi đếm người ứng dụng thẻ từ RFID
- Hình ảnh ứng dụng công nghệ UHF RFID vào may mặc, công ty dệt may
- Mô hình ứng dụng công nghệ RFID trong quản lý may mặc
- Tư vấn áp dụng hệ thống quản lý tài sản, quản lý kho hàng bằng thẻ tem từ UHF
- Công nghệ nhận dạng vân tay SecuGen
- Các câu hỏi thường gặp - Phần 3 - Cách sử dụng đầu đọc vân tay SecuGen
- Đầu đọc vân tay SecuGen - Những câu hỏi thường gặp - Phần 2
- Đầu đọc vân tay của SecuGen - Những câu hỏi thường gặp - Phần 1