20 câu hỏi về ứng dụng & vận hành hệ thống RFID (Phần 1)
20-03-2018, 5:31 pmỨng dụng và vận hành hệ thống quản lý bằng công nghệ RFID đang trở thành xu hướng bắt đầu được quan tâm rộng rãi hiện nay. Hệ thống RFID được ứng dụng trong rất nhiều trong thực tế, là một trong những nhân tố chính của hệ thống công nghệ nhận dạng dữ liệu tự động (Auto-ID), RFID giúp cho quá trình quản lý, kiểm soát, giám sát cả con người và hệ thống sản xuất được tự động hóa, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí quản lý / bảo trì, tiết kiệm thời gian và rất nhiều tiện ích khác. Các ứng dụng phổ biến của công nghệ RFID như : Kiểm soát ra vào, quản lý tài sản, quản lý vật nuôi, truy xuất nguồn gốc, quản lý kho, Quản lý giám sát bệnh nhân, ứng dụng trong giao thông....
Sau một quá trình chuyên sâu phát triển và quảng bá công nghệ RFID tại việt nam, Smartid xin phép tóm lược một chút ít kinh nghiệm về lĩnh vực RFID để giúp quý vị tham khảo thêm nhằm chọn lựa đúng và phù hợp giải pháp công nghệ RFID tối ưu cho đơn vị và nhu cầu của quý vị. Các thông tin chia sẻ là kinh nghiệm và học hỏi thêm từ các thông tin bên ngoài, rất mong quý vị góp ý thêm để góp phần phát triển ứng dụng công nghệ RFID hơn nữa và hiệu quả hơn tại Việt nam.
Chủ đề này sẽ gồm 20 câu hỏi và trả lời được chia ra làm nhiều phần, quý vị vui lòng theo dõi và tổng hợp thêm. Sau đây là phần 1 gồm câu hỏi từ 1 tới 3.
Câu hỏi số 1: Làm thế nào để biết đâu là hệ thống RFID phù hợp với ứng dụng của tôi?
Trả lời: Có một số bước cần thiết để trả lời câu hỏi này:
Xác định vấn đề của doanh nghiệp
Trước khi cân nhắc việc RFID sẽ là một giải pháp tiềm năng, công ty phải có bước tìm kiếm để hiểu về vấn đề của họ. Vấn đề đôi khi chỉ đơn giản là “Tôi không thể tìm thấy hàng hoá của mình khi tôi cần chúng”, tuy nhiên, việc chỉ ra gốc rễ vấn đề và cân nhắc tất cả những vấn đề liên quan là bước rất quan trọng đầu tiên. Xác định vấn đề tốt sẽ đưa chúng ta đến những cách xác định giải pháp đúng đắn, điều này bao gồm tất cả những mục tiêu mà công ty đang mong muốn đạt được. Khi xác định được vấn đề một cách cụ thể, chúng ta có thể dễ dàng khoanh vùng và giải quyết chúng, giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và nguồn lực, và cũng dễ dàng trong việc xác định rằng liệu RFID có là một phần cần thiết cho giải pháp hay không.
Hoàn thành việc thử nghiệm RFID nội bộ (hoặc thuê một chuyên gia RFID để hoàn thành một bản khảo sát tại chỗ)
Tất cả các thiết bị đều có những điểm khác nhau, đặc biệt là khi cân nhắc về môi trường của nhà máy, điều đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của hệ thống RFID. Thông qua việc kiểm tra đơn lẻ hoặc phân tích với chuyên gia RFID để đưa ra bản khảo sát tại chỗ, mỗi một vùng đọc tiềm năng đều nên được kiểm tra để xác định được các điểm sau:
- Những khó khăn tồn tại nào không cần thiết phải khắc phục khi hệ thống RFID được vận hành?
- Những loại đầu đọc, thẻ và ăng-ten đặc biệt nào là cần thiết để đạt được mục tiêu của công ty?
- Có quy trình nào cần được thay đổi để đảm bảo rằng thẻ RFID có thể đọc hay không?
Lập ra một tình huống cho doanh nghiệp (ví dụ như xác định chi phí cho một giải pháp RFID và hoàn thành bản định giá ROI) (ROI là tỉ lệ lợi nhuận bạn thu được so với chi phí đầu tư)
Sau khi xác định được rằng vấn đề của doanh nghiệp đã được giải quyết, lập những mục tiêu liên quan và thông quả bản khảo sát tại chỗ, công ty có thể có đủ những thông tin để đánh giá rằng thực sự hệ thống sẽ tốn chi phí là bao nhiêu. Cho dù là chi phí tự phát sinh hay mua ngoài từ bên thứ 3, chi phí nên được tính toán trên tất cả những phần cứng, phần mềm cần thiết, sự lắp đặt, hỗ trợ cũng như các dịch vụ liên quan có thể cần trong quá trình chuẩn bị cho hệ thống và khi hệ thống hoạt động (ví dụ như việc chạy mạng, sự tiêu hao năng lượng hay lắp đặt cột cáp để bảo vể thiết bị,vvv). Cần có sự chú ý đặc biệt dành cho chi phí chuẩn bị ban đầu và những chí phí phát sinh về sau (ví dụ như dành cho thẻ RFID, sự hỗ trợ hàng năm) khi tính toán tất cả chí phí cho việc phân tích ROI.
Từ đó, công ty có thể hoàn thành bản báo cáo ROI, cân nhắc hiệu quả chi phí thực hiện hệ thống so với lợi tức kỳ vọng dự kiến đầu tư (giả sử hệ thống cho trước sẽ đạt được các mục tiêu đã xác định trước).
Xác định tính khả thi
Có 2 lý do chính mà RFID có thể không phù hợp cho một ứng dụng cụ thể:
1. Tính khả khi của ứng dụng – từ môi trường hoặc tác động vật lý tại điểm đặt hệ thống có thể khiến RFID không thể triển khai được, điều này có thể khiến cho những thẻ đọc RFID không hoạt động tốt để đáp ứng mục đích của công ty.
2. Tính khả thi của khoản đầu tư/ROI – RFID có thể hoạt động rất tốt với ứng dụng nhưng ROI không đủ để thực hiện công nghệ
Câu hỏi số 2: Có khi nào RFID bất chợt không hoạt động hay không?
Trả lời: Có, không phải là RFID có thể đáp ứng tất cả các ứng dụng. Ứng dụng phải có tính khả khi từ điều kiện môi trường cũng như chi phí. Ví dụ như nếu nhiệt độ và áp suất có thể phá huỷ thẻ RFID hoặc chi phí của RFID vượt quá giá trị đã được tính toán từ trước thì RFID không thể hoạt động. Tốt nhất là nên chỉ ra tất cả các trường hợp trong quá trình phân tích doanh nghiệp và phạm vi thực hiện.
Câu hỏi số 3: Chi phí cho một hệ thống RFID là bao nhiêu?
Trả lời: Bởi vì hệ thống RFID có thể bị ảnh hưởng rõ rệt trong kích thước từ một đầu đọc và một vài thẻ đọc cho tới hàng trăm đầu đọc, ăng-ten và hàng trăm thẻ đọc, không có một chi phí nào là cụ thể (hay một khoảng chi phí cụ thể) có thể xác định mà không cần phân tích. Để có thể ước lượng được chi phí cho một hệ thống xác định, cân nhắc cả chi phí hiện tại và chi phí phát sinh là rất quan trọng.
Có 2 loại chi phí khác nhau cho bất kỳ một hệ thống RFID nào đó là chi phí bắt đầu (hiện tại) và chi phí định kỳ (phát sinh). Chi phí bắt đầu có thể xác định dựa trên số tiền bỏ ra để chuẩn bị cho hệ thống, chạy hệ thống và tích hợp hệ thống với xác hệ thống liên quan khác. Còn chi phí định kỳ là chi phí sẽ phát sinh hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm.
Một số ví dụ về chi phí bắt đầu như sau:
- Phần cứng của RFID – Đầu đọc, ăng ten, cáp, vvv.
- Thẻ RFID / Tem nhãn RFID – Thẻ có thể tái sử dụng để dùng trong quá trình sửa chữa hoặc thẻ dùng một lần
- Phần mềm quản lý – Chi phí cho phát triển khách hàng và/hoặc chi phí cho giấy phép vận hành ban đầu.
- Dịch vụ - Dịch vụ lắp đặt và kiểm tra/chỉnh sửa.
Một số ví dụ về chi phí định kỳ như sau:
- Chi phí hỗ trợ - Cho những hỗ trợ bổ sung cho thời gian bảo trì hệ thống.
- Phần mềm – Phí bảo trì hàng năm
- Những linh kiện phụ trợ - Thẻ RFID (nếu chúng không thể tái sử dụng), ruy-băng in,vvv.
... Còn nữa
- Các module cho ứng dụng Fin-tech, không tiền mặt, nhận dạng thông minh chuyên cho ATM, Kiosk, AFC...
- So sánh tính năng 2 bộ điều khiển cột bơm xăng dầu SPG
- Hệ thống cổng phân làn kiểm soát ra vào bằng khuôn mặt cho trường học
- Thiết bị xác thực căn cước công dân gắn chip có tem chứng nhận RAR (C06)
- Tư vấn lựa chọn ăng ten RFID UHF cho hệ thống cổng đọc xuất nhập hàng
- Lựa chọn cổng phân làn flap barrier cho giao thông công cộng, khu vui chơi quy mô lớn
- Máy bán vé tự động và kiosk bán vé tự phục vụ tại sao chưa phổ biến tại các khu vui chơi, công viên, dịch vụ công cộng
- Tại sao chọn nhà cung cấp giải pháp bán vé điện tử Smartid cho khu vui chơi, công viên, khu du lịch...
- Một số tính năng của phần mềm quản lý hồ bơi hay sử dụng nhất
- Bố trí lắp đặt cổng soát vé QR code / thẻ từ cho các khu vui chơi thăm quan, bảo tàng, sân vận động
- So sánh tính năng chấm công qua internet web based của ACTAtek
- So sánh tính năng các đầu đọc cầm tay RFID UHF của Alien
- So sánh phần mềm in mã vạch Bartender có bản quyền
- Tính năng nổi bật của phần mềm mã vạch Bartender có bản quyền
- So sánh phần mềm Nicelabel 2017 bản LMS Pro và LMS Enterprise
- So sánh phần mềm in mã vạch Nicelabel 2017: Designer Express/Pro, PowerForms/Suite
- Máy in tem nhãn RFID Zebra công nghiệp, So sánh tính năng cơ bản
- So sánh các loại đầu đọc thẻ từ UHF RFID Zebra FX7500/FX9500/MC9190-Z/RFD8500
- Danh sách các loại thẻ từ RFID 125khz, mifare, icode, Ntag và HF Chip..
- Danh sách các loại thẻ smart card - thẻ thông minh chất lượng cao