Khác biệt của chữ kỹ điện tử so với chữ kỹ số khi ứng dụng trong ngành ngân hàng

18-06-2021, 9:45 am

Xu hướng hiện nay đó là: Internet kết nối vạn vật (IoT). Do đó, ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân đã nắm bắt điều này để chuyển đổi phương thức xác thực giao dịch từ chữ ký tay truyền thống sang chữ ký điện ký điện tử và chữ ký số. Cùng với sự phát triển của công nghệ bảo mật, ngay cả những phương thức xác thực từ xa như vậy cũng có mức độ an toàn cao, thậm chí còn được áp dụng trong những ngành như tài chính - ngân hàng.

Chữ ký điện từ và chữ ký số được áp dụng ngày càng phổ biến trong ngành ngân hàng

Chữ ký điện từ và chữ ký số được áp dụng ngày càng phổ biến trong ngành ngân hàng

Sự khác biệt giữa chữ ký điện tử và chữ ký số

Cả chữ ký điện tử và chữ ký số đều sinh ra để để xác thực hợp đồng, đảm bảo tính an toàn của giao dịch, thực hiện thủ tục hành chính,... và nhiều ứng dụng khác. Điểm chung của cả hai loại chữ ký này chính là để thay thế cho chữ ký viết tay truyền thống trong việc đảm bảo tính an toàn cũng như là tính pháp lý của giao dịch trực tuyến. Tuy nhiên, hai loại chữ ký có những tính chất khác nhau như sau:

Đặc điểm của chữ ký điện tử

Chữ ký điện tử là hình ảnh, văn bản, video,... đi kèm với dữ liệu được gửi. Mục đích chủ yếu của việc sử dụng loại chữ ký này đó là chứng thực danh tính, thẩm quyền và trách nhiệm của người đã đặt bút ký vào tài liệu được gửi. Loại chữ ký này thường được dùng trong các giao dịch điện tử của doanh nghiệp.

Chữ ký điện tử là dữ liệu được gửi kèm văn bản để xác thực người ký

Chữ ký điện tử là dữ liệu được gửi kèm văn bản để xác thực người ký

Chữ ký điện tử được tạo ra mà không dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể, không được mã hóa và cũng không có quá trình xác nhận cụ thể. Tuy có thể giả mạo, nhưng nhìn chung thì đây vẫn là cách thức xác thực an toàn và tiện lợi.

Loại chữ ký này có giá trị pháp lý khi:

  • Phương pháp tạo ra chữ ký cho phép người nhận xác minh được danh tính, cũng như chứng minh được sự chấp thuận của người ký.
  • Phương pháp tạo chữ ký có độ tin cậy cao và phù hợp với môi trường dữ liệu được tạo ra và gửi đi.

Đặc điểm của chữ ký số

Cũng giống chữ ký điện tử, chữ ký số cũng là thông tin được gửi kèm dữ liệu được gửi cho người nhận nhầm mục đích xác thực chủ sở hữu và xác thực sự đồng ý của người đó. Tuy nhiên, đây là dữ liệu được mã hóa và được nhúng vĩnh viễn vào tài liệu đó. Cách xác thực cũng được xác định rõ ràng bởi cặp khóa bao gồm khóa riêng (private key) và khóa công khai (public key). Nếu không thực hiện xác thực hoặc người bên kia khớp mã sai thì không thể thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong văn bản nhận được.

Chữ ký số dùng để mã hóa giao dịch điện tử

Chữ ký số dùng để mã hóa giao dịch điện tử

Như vậy, chữ ký số có thể được ví là “dấu vân tay” của người tạo. Dữ liệu này được lấy mẫu, đồng thời được mã hóa để đảm bảo tính bảo mật khi đối sánh. Chữ ký được tạo ra và xác thực tại các cơ quan được nhà nước ủy quyền dùng hình thức chứng chỉ số. Lúc này, mã khóa được chia làm một cặp private key do người tạo giữ để mã hóa văn bản và public key được công khai để người nhận có thể giải mã nó.

Ứng dụng của chữ ký điện tử và chữ ký số trong ngành ngân hàng

Như vậy, cả chữ ký điện tử và chữ ký số đều có chức năng xác nhận sự đồng thuận của người gửi. Chúng được sử dụng song song trong ngành ngân hàng để đảm bảo an toàn trong giao dịch.

Đặc biệt, chữ ký số được xem là thế mạnh để một ngân hàng có thể cạnh tranh trong thời đại 4.0. Với lợi thế về tốc độ truyền nhanh và gửi được đến nhiều địa chỉ cùng lúc, văn bản số được gắn chữ ký số giúp thúc đẩy giao dịch ngân hàng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn. Phương pháp này giúp đảm bảo cả tính toàn vẹn của văn bản gốc và tính pháp lý của giao dịch điện tử.

Doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi khi ngân hàng áp dụng chữ ký số. Cụ thể là rủi ro giả mạo chữ ký hay tài liệu quan trọng sẽ giảm đi. Đồng thời, người nhận văn bản số cũng có thể xác định người ký chữ ký cũng như là tính nguyên vẹn của văn bản nhận được.

Chữ ký số khi được áp dụng sẽ giảm rủi ro giả mạo chữ ký

Chữ ký số khi được áp dụng sẽ giảm rủi ro giả mạo chữ ký

Đối với ngân hàng, việc ứng dụng chữ ký điện tửchữ ký số vào hoạt động cũng mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Bên cạnh việc giảm thiểu rủi ro khi giao dịch cho khách hàng, ngân hàng còn tránh được việc phát sinh chi phí không cần thiết dành cho việc mở ra thêm chi nhánh và quầy giao dịch để phục vụ vụ khách hàng. Cùng với đó, phương thức bảo mật này sẽ giúp ngân hàng xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp, an toàn và đánh tin cậy trong mất khách hàng.

SMARTID - Đồng hành cùng doanh nghiệp trong thời đại số

Hiểu được những thay đổi trong giao dịch thương mại, SMARTID đang là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp cho khách hàng giải pháp chữ ký điện tử. Chúng tôi có đội ngũ tư vấn - kỹ thuật nhiệt tình có trình độ và chuyên môn cao, sẽ mang lại cho doanh nghiệp một giải pháp bảo mật giao dịch điện tử hiện đại, tiện lợi và an toàn nhất.

Cùng với đó là những chương trình hỗ trợ thiết thực từ SMARTID dành cho khách hàng như miễn phí giao hàng và hỗ trợ lắp đặt sản phẩm. Chính những điều này đã góp phần định vị chúng tôi là một đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực giải pháp bảo mật số.

SMARTID chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho những ai đang tìm kiếm một giải pháp an ninh toàn diện, thông minh và hiệu quả cho doanh nghiệp. Hãy liên hệ qua Hotline: 0904.190.900 để được chuyên viên kỹ thuật hỗ trợ nhanh chóng nhất.

 

Tin tức liên quan
DMCA.com Protection Status
Yêu cầu gọi lại

Xin chào,

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi gọi lại cho bạn sớm nhất.

Gọi hotline: 0904190900