Thẻ Mifare là Gì? Ứng Dụng Của Thẻ Mifare trong đời sống?
12-04-2021, 9:13 amThẻ Mifare Là Gì? Ứng Dụng Của Thẻ Mifare trong đời sống?
Trong quá trình xây dựng hệ thống kiểm soát ra vào, có rất nhiều loại thẻ kiểm soát có thể chọn. Bên cạnh thẻ từ phổ thông, thẻ Mifare đang ngày càng được sử dụng phổ biến hơn vì những ưu điểm của nó. Nếu bạn chưa biết về loại thẻ kiểm soát này, hãy tham khảo bài viết để quyết định xem có nên tích hợp nó vào hệ thống hay không.
Thẻ Mifare được ứng dụng ngày càng phổ biến hơn
Thẻ Mifare là gì?
Mifare là loại thể kiểm soát an ninh được phát triển bởi NXP Semiconductors. Đây là loại thẻ được phát triển dựa trên công nghệ chip Mifare độc quyền theo tiêu chuẩn ISO / IEC 14443 loại A 13,56 MHz. Đây là loại thẻ kiểm soát thông minh không tiếp xúc với khả năng phản hồi tín hiệu trong phạm vi dưới 10 cm.
The Mifare có cấu trúc 4 lớp và được làm bằng loại nhựa chất lượng cao cho phép thể có khả năng chống nước tối ưu. Ngoài ra, các chi tiết trên thẻ được in bằng công nghệ cao mang đến khả năng chống nhòe tối ưu.
Thẻ Mifare có cấu trúc 4 lớp
Theo tiết lộ từ hãng sản xuất, từ khi xuất hiện đến nay đã có hàng tỷ chip Mifare được bán ra để làm thẻ. Nhu cầu về thẻ Mifare đang rất lớn, chủ yếu là để làm thẻ kiểm soát thông minh và thẻ cảm ứng.
Thẻ Mifare có mấy loại?
Mifare Classic
Hay còn gọi là “thẻ Mifare nguyên thủy” là dòng đầu tiên được NXP Semiconductors sản xuất. Thẻ sử dụng giao thức độc quyền tương thích với nhiều thiết bị và đầu đọc kiểm soát khác nhau theo tiêu chuẩn ISO / IEC 14.443-3 loại A.
Dòng Classic có hai loại là 1K và 4K với dữ liệu ghi trên thể được bảo vệ bởi key A và B. Kích thước thẻ trong khoảng 85.6mm x 56mm x 0.78mm tức tương đương với thẻ tín dụng thông thường. Thẻ có tốc độ đọc nhanh và đạt khoảng 0,1 giây. Đồng thời, tuổi thọ trung bình của thẻ là trên dưới 100.000 lần sử dụng.
Thể Mifare Classic được đánh giá là hoạt động ổn định và có thể tích hợp trong nhiều hệ thống như kiểm soát ra vào, chấm công, thanh toán bằng thẻ,... và nhiều ứng dụng khác. Thẻ có độ bền cao và có thể in hình ảnh trực tiếp lên trên.
Mifare Plus
Giải pháp để thay thế cho Mifare Classic với độ bảo mật cao và có hỗ trợ 128-bit AES. Về cách quản lý, Mifare Plus không mấy khác biệt so với dòng cổ điển, tuy nhiên để có thể sử dụng trong quản lý an ninh hiệu quả thì đòi hỏi phải sửa đổi các cơ sở dữ liệu được cài đặt bởi người dùng.
Mifare Plus có độ bảo mật cao hơn so với thế hệ trước
Mifare Desfire
Là loại thẻ thông minh với hệ điều hành từ NXP và tương thích tốt với tiêu chuẩn ISO / IEC 14.443-A (từ 1 đến 4). Thẻ có độ bảo mật cao, hỗ trợ tốt các thuật toán bảo mật như 2KTDES và 3KTDES.
Hiện nay, thẻ Mifare Desfire được chia làm hai loại nhỏ hơn đó là:
- Mifare Desfire EV1: Loại thẻ được hỗ trợ mã hóa AES128 và ID ngẫu nhiên. Thẻ tương thích với hệ điều hành chuẩn EAL4 + và có các dung lượng là 2 KB, 4 KB và 8 KB.
- Mifare Desfire EV2: So với phiên bản EV1 thì phiên bản này được nâng cấp đáng kể với các ứng dụng bổ sung như MismartApp hay chức năng giao dịch MAC. MismartApp có khả năng chia sẻ bộ nhớ cho ứng dụng bên thế ba mà không cần cung cấp mã khóa. Trong khi đó, chức năng giao dịch MAC có thể xác thực giao dịch qua các bên thứ ba.
Mifare EV2 được bổ sung thêm nhiều tiện ích hơn phiên bản EV1
Mifare SAM AV2
Thẻ thông minh không tiếp xúc đáp ứng các tiêu chuẩn của ISO / IEC 7816-2 và HVQFN32. Thẻ có khả năng tương thích với phần mềm và phần cứng Mifare và được hỗ trợ AES như các thế hệ trước. Với tố độ truyền lên đến 1,5 Mbit / s, thẻ đáp ứng được tiêu chuẩn ISO / IEC 7816.
Thẻ Mifare được ứng dụng như thế nào vào cuộc sống?
Nhìn chung, thẻ Mifare có những ưu điểm nổi bật sau:
- Tương thích tốt với nhiều ứng dụng.
- Tốc độ đọc nhanh và lưu trữ thông tin chính xác.
- Công nghệ mã hóa tiên tiến giúp ngăn chặn việc truy cập thông tin trái phép trên thẻ.
- Không tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sử dụng giúp hạn chế hao mòn ở thẻ lẫn đầu đọc.
- Kích thước nhỏ gọn và có thể hoạt động tốt trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
Vì thế, thẻ Mifare đang được sử dụng ngày càng nhiều trong việc kiểm soát ra vào, chấm công, thanh toán, thu phí đỗ xe,... và nhiều ứng dụng khác. Mifare có thể được tích hợp trong một hệ thống toàn diện và tự động giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí lẫn công sức.
Hiện tại, SMARTID cũng đang hỗ trợ khách hàng triển khai các giải pháp quản lý tự động tích hợp thẻ Mifare. Hệ thống bao gồm nhiều thành phần khác nhau được thiết kế theo yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng khách hàng. Chắc chắn bạn sẽ nắm được trong tay giải pháp được “cá nhân hóa” chứ không phải hệ thống được thiết kế theo kiểu đại trà.
Để tiếp cận với giải pháp thẻ Mifare, hãy liên hệ với SMARTID ngay. Gọi trực tiếp số hotline để được tư vấn viên giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.